Khi Ta Tin Vào Điều Kì Diệu; Trà Sữa Cho Tâm Hồn Số 103; Trà Sữa Cho Tâm Hồn Tháng 4 năm 2013; Trà Sữa Cho Tâm Hồn Số Mới Nhất; Trà Sữa Cho Tâm Hồn Tháng 4; Điều Kì Diệu; Kì Diêu; www.kenhtrasua.com
1. Mùạ Xuân năm lớp Mười, tôi bắt đầu biết thế nào là hương vị của tình yêu. Người tôi thích chính là cậu bạn đã cùng tôi đi qua cả tuổi thơ "dữ dội".
Vĩnh là bạn thân nhất của tôi thuở nhỏ. Chúng tôi học cùng trường mẫu giáo, cấp Một, ở cùng trong khu tập thể cũ. Hồi đó, Gấu là thằng nhóc con gầy gò, đen nhẻm, luôn ở cùng đội với tôi trong bất kỳ trò chơi tập thể nào của lũ trẻ cùng khu. Tôi cũng chẳng khá khẩm gì hơn, con gái mà suốt ngày mặc quần cộc, tóc ngắn cũn cỡn chạy nhong nhong ngoài đường. Chúng tôi dính với nhau như sam - một cặp đôi "hoàn cảnh" thứ thiệt vì bố mẹ của cả tôi và Vĩnh đều bận bịu suốt ngày.
Vĩnh hồi ấy bé tí mà đã rất khéo tay, năng khiếu nghệ thuật cũng bộc lộ rất sớm. Cậu hay học chị gái làm cho tôi đủ thứ trên đời. Khi thì cái chuông gió, khi thì cái nhân bằng lá cây, khi thì tết dây thành con chuồn chuồn... Đặc biệt, cậu còn vẽ những búc tranh hoa cỏ bằng màu nước rất đẹp để tặng cho tôi nữa. Khi tôi hỏi: "Vì sao lại tặng Minh?” thì Vĩnh sẽ im lặng, một lúc thì thấy tai cậu đỏ lựng lên, rồi Vĩnh ù té chạy. Lần đầu nhìn hành động đó của Vĩnh, tôi đã thấy sao mà khó hiểu, nhưng những lần sau khi cậu tiếp tục tặng quà, tiếp tục mặt đỏ tía tai và co giò chạy, tôi sẽ đứng nguyên chỗ đó và cứ thể ôm miệng khúc khích cười.
Năm chúng tôi học lớp Ba, bố Vĩnh trúng thầu một công trình lớn, rồi công việc cứ thế ngày một phát đạt (đấy là sau này tôi được nghe mẹ kể lại thế). Đến năm chúng tôi học lớp Năm thì cả gia đình Vinh chuyển di rời khỏi khu tập thể cũ với những ngôi nhà cấp bốn có nhà vệ sinh bệt. Bố Vĩnh đã mua một căn biệt thự rất nguy nga ở gần trung tâm thành phố. Tình bạn thuở ấu thơ của chúng tội chính thức bị chia cắt từ giây phút này. Buổi tối cuối cùng trước khi chuyển nhà, vào đúng giờ tôi ra ngoài vứt túi rác to đùng cho mẹ, tôi thấy Vĩnh đã đợi sẵn ở lối hành lang tối om đi xuống. Khi nhìn thấy tôi, trong bóng tối - một thoáng tôi thấy mắt Vĩnh khẽ ánh lên tia lấp lánh tựa những vì sao. Cậu thẽ thọt nói đã đợi tôi ở đây nửa tiếng rồi. Tôi hỏi cậu tại sao không gọi cửa. Vĩnh - lúc đó là thằng nhóc lớp Năm, đã đáp lại lời tôi rành rọt. “Vĩnh muốn đợi mà, vì đâu còn cơ hội nào đợi Minh nữa ” Nói rồi, Vĩnh ngồi xỏm nơi bậc thang, lôi trong túi ra môt chiếc vòng bảy màu có gắn một cái chuông nhỏ, tự tay buộc nó vào... chân tôi. Buộc xong thì cậu nói với tôi rằng, đó là chiếc vòng tình bạn vĩnh củu. Tôi không biết bây giờ bạn có biết đến cái vòng ấy không, nhưng vào thời của chúng tôi, "chiếc vòng tình bạn" rộ lên như một trào lưu. Những người bạn thân sẽ tự buộc vào tay nhau những chiếc vòng bằng dây len tự tết, như một lời chúc may mắn và lời hứa về tình bạn bền chặt. Khi chiếc vòng đứt, người đeo vòng sẽ được ước một điều ước. Tôi cũng chẳng hiểu sao thay vì buộc vào tay thì Vĩnh lại buộc vào chân của tôi.
Thời gian đầu, do không có điện thoại hay skype để buôn chuyện với nhau như bây giờ, tôi thường đạp xe lọc cọc ra bưu điện gần nhà gửi thư tay cho Vĩnh. Nhưng về sau, việc làm ấy khiến tôi cảm thấy thật sến sẩm, và lý do quan trọng – những câu chuyện trong thư cứ vì khoảng cách mà nhạt nhẽo dần. Đến một ngày, tôi nhìn lại, rồi bỗng hốt hoảng nhận ra mình đã mất đi mối liên hệ với người bạn ấu thơ mà tôi từng yêu quý nhất.
Việc đó làm tôi cảm thấy buồn mất một thài gian dài. Không phải vì tôi không thể gặp lại Vĩnh được nữa (tôi có địa chỉ nhà Vĩnh mà), chỉ là - đó là lần đầu tiên trong cuộc đời, con nhóc non nớt mới lớp Sáu là tôi bắt đầu hiểu được thế nào là sức tàn phá của thời gian đối với những mối quan hệ của mỗi con người.
Năm lớp Tám, khi chiếc vòng tình bạn đứt. Tôi cầm nó trên tay, khẽ rung rung để nghe âm thanh “ting, ting..." của quả chuông nhỏ, điều ước bật lên lúc đó là: “Sẽ được gặp lại Vĩnh.”
Năm lớp Mười, khi tôi đã thật sự quên đi Vĩnh trong cuộc đời mình thì cậu xuất hiện trở lại.
Giây phút nhìn thấy cậu lần đầu tiên sau cả quãng thời gian dài đã gây ra trong tôi một nỗi xúc động. Cả tuổi thơ như ập về vào giây phút mắt chúng tôi giao nhau. Nhưng cùng với đó, là rất nhiều những khoảng cách.
Vĩnh đã thật sự thay đổi, không còn là cậu nhóc đen nhẻm và gầy gò ngày nào. Không biết vì tuổi dậy thì hay vì cuộc sống vật chất dần tốt lên mà Vĩnh đã trở thành một chàng trai tôi không thể tưỏng tượng nổi. Cậu to cao, rắn rỏi, khuôn mặt trở nến sắc nét - tôi không ngờ Vĩnh lớn lên có thể đẹp trai đến nhường vậy. Vĩnh nhìn thấy tôi, và có vẻ cũng bị bất ngờ. Khác với vẻ ngoài thiếu nữ tính thuở nhỏ, mái tóc của tôi cũng đã dài ra, ngay lúc này đây, khi đứng trước mặt Vĩnh, tội cũng đang mạc một cái váy hoa rất dịu dàng.
Vĩnh tiến về phía tôi. Cậu cất lời chào: "Gặp lại Minh thế này làm mình bất ngờ quá!" Rồi một cách tự nhiên nhất có thể - như những người bạn ấu thơ đã lớn lên cùng nhau, Vĩnh giơ tay cậu ra, vò vào mái tóc dài của tôi: "Tóc lại còn dài thế này rồi cơ đấy." Đã không còn là Vĩnh hay "theo đuôi" và đỏ mặt tía tai khi nhìn thấy tôi nữa, giờ đây tôi mới là kẻ ấp a ấp úng CƯỜI trừ rồi không biết phải nói gì với cậu.
Từ lúc vào học cho đến mùa Xuân, chúng tôi đã tiến được những bước đáng kể. Những kỷ niệm ấu thơ thân thuộc làm tôi và Vĩnh nhanh chóng lấy lại cảm giác gần gũi. Vĩnh thường đạp xe từ nhà cậu sang nhà tôi để đón tôi đi học, dù bị ngược đường. Với Vĩnh, việc được trở lại khu tập thể năm xưa thật sự là một việc khiến cậu cảm thấy vui vẻ.
2. Vĩnh trở thành một chàng trai "đáng mơ ước khi lũ bạn trong lớp “phát hiện" ra tài năng và cả gia cảnh của cậu.
Cuộc sống của Vĩnh đã có nhiều thay đổi. Bắt đầu từ cắp Hai, Vĩnh bộc lộ năng khiếu vẽ. Câu liên tiếp đạt rất nhiều giải thưởng mỹ thuật. Bố Vĩnh đã mở môt công ty xây dựng lớn. Gia đình cậu đã chuyển đến một căn biệt thự lớn hon, ở ngay trung tâm thành phố.
Lần đầu tiên bước vào căn nhà rộng thênh thang với giá vẽ lớn đặt giữa phòng và vô số băng khen treo trên tường, tôi đã hiểu hơn bao giờ hết, người bạn ấu thơ của mình đã trở thành chàng trai xuất sắc đến thế nào. Cậu quả quyết sau này sẽ mở một phòng tranh nhỏ, triển lãm tranh của mình ở đó và dạy vẽ cho những đứa trẻ yêu hội họa. Lúc nói về ước mơ đó, tôi nhìn thấy trong đôi mắt của cậu ánh lắp lánh thời ấu thơ.
Nhưng cùng với "Vĩnh trẻ con" mà tôi từng biết, "con người mới" của Vĩnh đôi khi làm tôi không hiểu nổi. Cậu trở thành một con người ít nói, ít cười, dường như mang tất cả nỗi lòng mình gói ghém thật sâu và cũng chẳng muốn ai chạm tới. Có những khoảng thời gian, Vĩnh chìm vào khoảng im lặng xa xôi. Cậu lấy việc vẽ vời làm vui, hoặc tôi cũng không biết nữa, có thể cậu vẽ như một cách để giải tỏa nỗi lòng. Khác những bức vẽ hoa cỏ với những mảng màu trong sáng thuở ấu thơ, những búc tranh của Vĩnh giờ đây chủ đạo là nhũng mảng màu u tối. Nhìn bức tranh cậu vẽ, dù là cảnh hay người, chẳng hiểu sao lòng tôi cứ dâng lên những nỗi man mác.
Vĩnh vẫn hay nói với tôi rằng, việc gặp lại tôi thật tốt, bởi, nếu không có tôi, có thể Vĩnh đã vĩnh viễn quên mất rằng mình đã từng có một tuổi thơ ngọt ngào thế nào. Tôi hỏi Vinh, lẽ nào cuộc sống hiện tại không tốt với cậu đến vậỹ, Vĩnh chỉ cười: "Có lẽ vậy, Minh ạ, cuộc sống vật chất thừa mứa đôi khi lam người ta lãng quên thật nhiều thứ." Rồi như chợt nhớ ra điều gì, Vĩnh hỏi tôi về chiếc vòng tình bạn, tôi bảo nó đã đứt rồi, và vào lúc nó đứt, tôi đã ước rằng mình sẽ gặp lại Vĩnh.
3. Năm lớp Mười Một, - Vĩnhh được học bổng 100% sang học một trường Mỹ thuật hàng đầu của Mỹ. Cùng với đó là thông tin mẹ Vĩnh phải nhập viện.
Cả lớp tôi xôn xao.
Vĩnh cũng nghỉ học liền một tuần.
Tôi tìm đến nhà Vĩnh, căn nhà rộng lớn giờ đóng cửa im ỉm. Tôi hỏi cô giúp việc nhà Vĩnh về tình hình mẹ cậ rồi rủ mấy người bạn trong lớp đến thăm phòng bệnh trắng toát và phủ một nỗi buồn, Vĩnh ngồi bên giường mẹ trông sao mà cô độc. Chỉ một tuần mà cậu gầy xọp đi, mắt vằn lên những tia đỏ do ngủ quá ít. Cậu nói mẹ cậu nhập viện do huyết áp, nhưng nỗi buồn trong mắt cậu khiến tôi biết rằng Vĩnh đang nói dối. Lúc cả lũ ra về, Vĩnh níu tay tôi lại. Cậu hỏi: "Minh ở lại vớỉ mình chút được không?" Chúng tôi đi bộ cùng nhau trong khuôn viên bệnh viện, lúc ngồi ở ghế đá Vĩnh đột nhiên nói:
- Nếu được chọn, tớ sẽ vẫn chọn cuộc sống bình dị như xưa. Khi còn ở trong căn hộ bé xíu ở khu tập thể cũ kỹ. Dù bận bịu đến mấy, nhưng cả nhà vẫn cùng nhau ăn bữa tối và tớ vẫn còn nhìn thấy mẹ mình cười.
Bố Vĩnh có người khác. Mẹ cậu bị trầm cảm suốt một thời gian dài. Những bữa cơm gia đình dường như chẳng bao giờ có tiếng cười. Hôm trước, khi Vĩnh về nhà và vui sướng với thông báo về học bổng mới nhận được, nhưng khi vào phòng ngủ của me, cậu đã lấy tay mình vuốt nhẹ vào tóc cậu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi muốn an ủi một ngườỉ nhưng không tìm được lời lẽ nào cả. Cổ họng cứ nghẹn ứ. Tôi biết nói gì với Vĩnh, khi cuộc sống của tôi đang quá sức bình yên và hạnh phúc?
5. Mẹ Vĩnh đuợc ra viện. Vĩnh từ chối đi du học nước ngoài.
Rất nhiều người râm ran, nhưng tôi hiểu, Vĩnh sợ hãi khi nghĩ đến việc một ngày cậu trở về và không còn nhìn thấy mẹ nữa. Vĩnh cũng không động đến giá vẽ nữa. Tôi cảm thấy một phần trong cậu đã ở lại cùng ngày hôm qua.
Có một lần, khi tôi cùng Vĩnh ngồi cùng nhau ở lớp học, khi cả lớp đã ra về. Tôi hỏi Vĩnh có tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình, về một phòng tranh và việc dạy vẽ cho nhũng đứa trẻ. Tôi hỏi cậu có sẽ đi du học chứ, vào một ngày không xã? Vĩnh nói, cậu cũng không biết nữa. Có quá nhiều thứ - lo lắng, trách nhiệm, tình thương... đã giết chết giấc mơ của cậu.
Tôi nói với Vĩnh, không phải như thế, giấc mơ của Vĩnh vẫn ở đó, nó vẫn lấp lánh, chỉ cần Vĩnh có niềm tin vào nó. Rồi mọi thứ sẽ tốt lên, chắc chắn - đó là những điều mà tôi vẫn nghe mẹ nói. Vĩnh nhìn tôi, và cười, nụ cười thật buồn: "Minh à, cậu sẽ không hiểu được đâu. Tớ không thể là một người con ích kỷ." Giây phút ấy, nhìn vào mắt Vĩnh, tôi nhận ra cậu đã trở thành một người lớn, sau một biến cố của cuộc đời. Chúng tôi đã cùng lớn lên bên nhau, nhưng giờ đây, vào tuổi Mười Bảy, Vĩnh đã bước qua ranh giới nơi chúng tôi đang đứng, đến với thế giới của những người trưởng thành, và buộc vào mình đủ thứ trách nhiệm. Còn tôi vẫn ở lại thế giới trẻ con, nơi có những giấc mơ đang dần lớn lên từng ngày, nơi mà người ta vẫn luôn tin vào điều kỳ diệu.
Lúc hiểu ra điều đó, tôi đã cảm thấy buồn tha thiết. Tôi nói với Vĩnh: "Có thể tớ trẻ con, ngốc nghếch, nhưng Vĩnh ạ, dù chúng ta bao nhiêu tuổi, tớ vẫn mong rằng cậu có thể tin vào ước mơ và những điều kỳ diệu."
5. Mẹ và Vĩnh quyết định bán căn biệt thự ở trung tâm thành phố.
Hai mẹ con chuyển đến một căn hộ nhỏ, cách nhà tôi không xa lắm. Ban đầu, cuộc sống khá khó khăn, nhưng sự gần gụi, thấu hiểu của hai mẹ con đã giúp thắp sáng cả bầu không khí ảm đạm. Tôi thi thoảng rủ bố mẹ và hàng xóm cũ qua chơi nhà Vĩnh.
Những ngày cuối tuần, tôi sẽ đến nhà Vĩnh và cùng mẹ cậu trồng hoa, nấu chè. Bữa cơm có thể đạm bạc hơn xưa, nhưng nụ cười của mẹ Vĩnh bắt đầu trở lại. Tôi và mẹ Vĩnh còn định sẽ mở một quán chè nhỏ, để cuộc sống có thêm những bận rộn và niềm vui.
Một ngày, khi tôi đang tưới những cây hoa ngoài ban công, mê mẩn nhìn những tia nắng đậu trên những tán lá, bỗng nghe tiếng mẹ Vĩnh hỏi: "Vĩnh này, sao con không vẽ nữa. Mẹ rất muốn con vẽ lại buổi sáng hôm nay." Lúc nghe câu nói đó, đột nhiên tôi thấy một sự ấm áp lan tỏa khắp trong lòng, không phải vì hôm ấy nắng ấm đâu, mà tôi biết, vì một điều khác.
Có đôi khi, bạn ạ!
Chúng ta cứ nghĩ rằng cuộc sống thật vô tình. Như một ngày cách đây không xa, tôi nhìn cách cuộc sống bắt Vĩnh phải lớn lên, ở tuổi 17 của cậu.
Nhưng có một điều - mà tôi biết, rằng cuộc đời thật ra luôn rất kỳ diệu. Nó sẽ nối lại hoặc sửa chữa những mối quan hệ đã đứt. Nó sẽ giúp ai đó tiếp tục sống với những giấc mơ. Nó sẽ kết thúc một điều gì đó, một cách thật buồn bã, nhưng sẽ mở lời cho chúng ta đến với một điều mới mẻ hơn. Nó sẽ giúp chúng ta lớn lên, có thể khác với cách chúng ta mong muốn, nhưng không có nghĩa mọi thứ sẽ mãi tồi tệ. Cuộc đời sẽ luôn kể cho chúng ta về những điều kỳ diệu - dù khi chúng ta tám tuổi, mười tuổi, mười bảy tuổi, hay khi chúng ta đã già.
Rồi tôi sẽ phải lớn lên, một ngày không xa, nhưng tôi sẽ luôn nhắc nhở mình về việc không bao giờ được để tâm hồn mình trở nên cằn cỗi. Chỉ cần tôi còn kể về những điều kỳ diệu... điều kỳ diệu sẽ xảy ra...
Ở sân bay.
Tôi lấy trong túi ra một sợi dây bảy màu có một quả chuông nhỏ, ngồi xổm xuống đất và buộc nó vào chân Minh. Tôi thấy tai mình đỏ lựng lên, và tưởng tượng gương mặt Minh ở phía trên tôi đang khúc khích cười.
- Tại sao lại buộc nó vào chân mà không phải vào tay tớ?
Minh cắc cớ hỏi. Tôi đứng thẳng dậy, lấy tay xoa đầu Minh rồi nói với cô những lời thật lòng nhất:
- Vì tớ muốn giữ chân cậu, mãi mãi là như thế, Minh à!
COMMENTS